Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều có trụ sở tại những tòa nhà cao tầng – nơi tập trung đông người do đó mức độ dễ cháy nổ là rất cao. Hơn nữa, một công ty chỉ có thể đủ điều kiện xin giấy phép đăng ký kinh doanh khi nơi đặt văn phòng được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt chuẩn nên ngay từ khi bắt đầu, chủ doanh nghiệp phải tìm hiểu về hệ thống phòng cháy chữa cháy của nơi đó. Trong bài viết hôm nay, Bảo Long sẽ giới thiệu quy chuẩn này cho nhà cao tầng và áp dụng chúng vào văn phòng làm việc hiện đại.
1. Trang bị cho tòa nhà, văn phòng hệ thống báo cháy tự động
Đối với nhà cao tầng, văn phòng làm việc, việc trang bị hệ thống báo cháy cần được tuân thủ thật nghiêm ngặt và phải đảm bảo một số điều kiện như sau:
- Có khả năng phát hiện đám cháy trong thời gian nhanh chóng nhất.
- Tín hiệu báo cháy được truyền đi một cách rõ ràng.
- Hệ thống báo cháy tự động cần phải đạt độ tin cậy cao.
Ngoài khả năng báo cháy nhanh chóng, hệ thống báo cháy tự động đó nếu có kết nối với hệ thống chữa cháy còn phải điều khiển được hoạt động chữa cháy một cách kịp thời, nhanh chóng, tránh để đám cháy có cơ hội lan xa.
Nhà đầu tư phải đều đặn kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống và bảo dưỡng định kỳ để chắc chắn hệ thống luôn được hoạt động ở mức tốt nhất, tối thiểu 2 lần trong 1 năm. Toàn bộ các yêu cầu của hệ thống báo cháy tự động trong tòa nhà/ văn phòng cần phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009.
Nhà đầu tư phải đều đặn kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống định kỳ 2 năm/lần để chắc chắn hệ thống phòng cháy chữa cháy luôn được hoạt động ở mức tốt nhất (Ảnh: Pinterest)
2. Trang bị bình chữa cháy đầy đủ cho tòa nhà, văn phòng làm việc
Bình chữa cháy theo tiêu chuẩn cần đảm bảo mật độ trang bị trong khoảng từ 50 – 150m2/bình và cần trang bị bình chữa cháy ở toàn bộ những khu vực có khả năng cháy nổ lớn. Những nơi đã được bố trí hệ thống chữa cháy tự động cũng phải lắp đặt thêm bình chữa cháy xách tay để tạo sự an toàn tối đa khi xuất hiện cháy nổ. Không nên tập trung nhiều bình chữa cháy trong cùng một khu vực mà nên phân bố đều, khoa học khắp các địa điểm quan trọng trong tòa nhà.
Bình chữa cháy theo tiêu chuẩn cần đảm bảo mật độ trang bị trong khoảng từ 50 – 150m2/bình và cần trang bị bình chữa cháy ở toàn bộ những khu vực có khả năng cháy nổ lớn (Ảnh: Pinterest)
Những khu vực có mức độ nguy hiểm thấp có thể trang bị trong khoảng 150m2/bình, độ nguy hiểm ở mức trung bình là 75m2/bình còn mức độ nguy hiểm cao thì cần bố trí với mật độ 50m2/bình. Trang bị và lắp đặt bình chữa cháy phải đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 3890:2009.
Khu vực có mức độ nguy hiểm thấp có thể trang bị trong khoảng 150m2/bình, ở mức trung bình là 75m2/bình còn mức độ nguy hiểm cao thì mật độ 50m2/bình (Ảnh: Pinterest)
3. Trang bị hệ thống cửa chắc chắn và lối thoát hiểm an toàn
Các cửa thoát hiểm cho khu vực không gian chung, phòng chờ hành lang tầng, sảnh luôn phải được mở tự do từ bên trong mà không cần thiết phải sử dụng bất kỳ loại chìa khóa nào. Những tòa nhà cao tầng nếu cao từ 15m trở lên thì cửa nên làm từ loại vật liệu chắc chắn như kính cường lực, hợp kim đặc.
Đối với buồng thang bộ, cửa ra vào nên thiết kế có cơ chế tự đóng, chèn kín khe cửa.
Cửa thoát hiểm của các phòng hoặc hành lang văn phòng cần có cơ chế đóng tự động và khe cửa được chèn kín (Ảnh: internet)
Cửa nằm ở lối thoát hiểm của các phòng hoặc hành lang cũng cần có cơ chế đóng tự động và khe cửa được chèn kín. Loại cửa này luôn phải để mở trong quá trình sử dụng và được trang bị cơ chế tự đóng trong trường hợp đám cháy xảy ra ở nơi đó.
Đường dẫn đến cửa thoát hiểm phải thông thoáng cho mục đích di chuyển khi có đám cháy.
Trang bị cửa thoát hiểm toàn bộ đều phải đảm bảo theo quy chuẩn Việt Nam: QCVN 06:2010/BXD.
4. Thiết kế từ 1 – 2 họng nước và bố trí ở các điểm cố định trong tòa nhà
Các tòa nhà cao tầng phải được bố trí từ 1 – 2 họng nước chữa cháy ở các vị trí nhất định trong nhà với lưu lượng nước chảy đạt 2,51/giây. Vị trí được đặt có thể nằm ngay lối đi, hành lang, sảnh tòa nhà…. Phần tâm họng nước cần nằm ở vị trí có độ cao 1,25m so với mặt sàn.
Mỗi họng nước chữa cháy đều phải được trang bị van khóa chắc chắn, có lăng phun nước và cuộn vòi mềm theo đúng chiều dài đã được thiết kế đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995.
5. Cần thiết kế tối thiểu 2 lối thoát hiểm ở tòa nhà, văn phòng
Khi thi công các tòa văn phòng, nhà cao tầng cần phải thiết kế tối thiểu 2 lối thoát hiểm để đảm bảo an toàn cho cư dân, nhân viên cũng như khách hàng có mặt tại đó. Kiểu thiết kế này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho đội ngũ chữa cháy thực hiện công việc.
Ở những tòa nhà văn phòng mà mỗi tầng có diện tích khoảng 300m2 thì tại hành lang chung hay khu vực đi lại cần trang bị tối thiểu 2 lối thoát hiểm ở khu cầu thang và phải tuân thủ theo đúng Tiêu chuẩn việt Nam: TCVN 6160:1996.
Dựa trên những quy chuẩn đã nêu về phòng cháy chữa cháy trong tòa nhà cao tầng, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng khi thiết kế tòa nhà văn phòng nơi bạn làm việc đạt chuẩn phòng cháy chữa cháy theo quy định. Nếu bạn đang sử dụng văn phòng cho thuê tại các tòa nhà cao tầng, cũng có thể căn cứ vào đó để làm tiêu chí đánh giá xem nơi bạn đang hoặc muốn thuê có phù hợp cho mục đích kinh doanh của bạn hay không. Trên hết, một văn phòng làm việc hiện đại phải thực sự bảo đảm được an toàn cho khi có cháy nổ trong khu vực làm việc.
(Theo SenXspace)